CHUYÊN TRANG CHUYỂN ĐỔI SỐ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Hội nghị Tập huấn hướng dẫn triển khai kiến trúc chính phủ điện tử và kiến trúc dữ liệu

Ngày 9/4, tại Hà Nội, thực hiện Kế hoạch Chuyển đổi số (CĐS) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) năm 2024, triển khai nhiệm vụ Bộ giao về xây dựng, cập nhật Kiến trúc chính phủ điện tử (CPĐT), Kiến trúc dữ liệu phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Tổ Kiến trúc 3.0 của Bộ phối hợp với Viện Chiến lược Chuyển đổi số tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn triển khai những nội dung của hai Kiến trúc nêu trên đối với các đơn vị trực thuộc Bộ.

Ông Đặng Duy Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, ông Đặng Duy Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Tổ trưởng Tổ xây dựng và cập nhật Kiến trúc CPĐT cho biết: Nhiều năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của đơn vị theo hướng phát triển, từ ứng dụng công nghệ thông tin giản đơn đến CPĐT, Chính phủ số (CPS), nay là chuyển đổi số, cụ thể : CPĐT gắn với 4 không (không gặp nhau, không giấy tờ, không tiếp xúc người dân, và không dùng tiền mặt); CPS gắn với 4 có (có môi trường an toàn, có hệ thống thông tin được thiết kế lại, có chất lượng, có hiệu quả với vấn đề lớn); CĐS là nối dài của các việc trên trên cơ sở làm tổng thể, toàn diện, ở dạng nền tảng, hoàn toàn dựa vào dữ liệu và công nghệ số.

Để xây dựng và phát triển CPĐT, CPS và CĐS, chúng ta cần có tam quy, đó là quy hoạch, quy chuẩn và quy chế, cụ thể : Quy hoạch là xây dựng Kiến trúc CPĐT nhằm quy hoạch các hệ thống cơ sở dữ liệu lĩnh vực, liên lĩnh vực và nền tảng ngành; các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung...Quy chuẩn là xây dựng Mô hình dữ liệu, các chuẩn trao đổi dữ liệu; xây dựng từ điển dữ liệu, mở dữ liệu...Quy chế là xây dựng Quy định để bắt buộc hoặc khuyến nghị việc tuân thủ nội dung quy hoạch và quy chuẩn.

Hội nghị tập huấn về Kiến trúc CPĐT 3.0 và Kiến trúc dữ liệu 1.0 với mục đích là để phổ biến, giới thiệu với các đại biểu về nội dung và cách thức xây dựng, áp dụng ở đơn vị nhằm thúc đẩy tiến trình Chuyển đổi số của Bộ trong năm 2024 và giai đoạn 2025-2030.

Tại Hội nghị, ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số đã trình bày về Kiến trúc CPĐT. Theo ông Lê Nguyễn Trường Giang, việc hình thành và triển khai áp dụng đồng bộ hệ thống Kiến trúc CPĐT từ Trung ương đến địa phương giúp tăng cường khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu, dùng chung các tài nguyên công nghệ thông tin trong mỗi cơ quan nhà nước và giữa cơ quan nhà nước với các cơ quan, tổ chức khác trên phạm vi toàn quốc; hướng tới tiết kiệm chi phí, thời gian trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước, cung cấp hiệu quả các dịch vụ tích hợp cho người dân và doanh nghiệp, coi người dân và doanh nghiệp là trung tâm; Tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư công nghệ thông tin; hướng tới triển khai CPĐT hướng tới Chính phủ số đồng bộ, lộ trình phù hợp, hạn chế trùng lặp; Tăng cường khả năng chuẩn hóa, bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong triển khai CPĐT, CPS.


Ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số

Có ba khung kiến trúc: Khung kiến trúc Chính phủ điện tử, Khung kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ và Khung kiến trúc Chính phủ điện tử cấp tỉnh. Ông Lê Nguyễn Trường Giang chỉ ra: Cần nâng cấp Khung kiến trúc chính phủ điện tử vì chủ trương, đường lối, chính sách, luật pháp, các quy chế, quy trình, thế chế... thay đổi dẫn đến nền tảng vận hành thay đổi đưa đến Khung kiến trúc các cấp phải thay đổi để thích ứng hiệu quả. Việc cập nhật, điều chỉnh Khung kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ phải bắt đầu từ những tác động mà những thay đổi chủ trương, đường lối, chính sách, luật pháp, các quy chế, quy trình, thế chế... tác động trực tiếp, cụ thể đến Bộ NN&PTNN, chứ không phải từ Khung kiến trúc cập nhật.

Sự vận hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm 3 cấu phần chính: Bộ với tư cách một đơn vị thành viên Chính phủ; Hoạt động dịch vụ công điện tử với tư cách một thành phần của Chính phủ điện tử; Các hoạt động kết nối, hợp tác, mạng lưới và tương tác.


Toàn cảnh Hội nghị

HNN (mard.gov.vn)

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn